– Thân cửa cuốn là phần diện tích lớn nhất của cả một hệ thống cửa và ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của ngôi nhà của bạn. Do đó, chúng ta cần thực hiện vệ sinh thân cửa cuốn ít nhất 2 tháng 1 lần. Khi thực hiện vệ sinh phần diện tích này nên sử dụng các loại khăn, rẻ lau mềm không bị xù bông cùng thuốc tẩy rửa chuyên dùng không có tính oxi hóa được pha loãng.
– Nếu không có thuốc tẩy rửa chuyên dụng bạn có thể thay thế bằng nước rửa chén, bát. Sau khi thực hiện làm sạch bằng chất tẩy rửa bạn cần làm sạch ngay bề mặt bằng nước sạch. Như vậy sẽ đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ của thân cửa trong suốt quá trình sử dụng
2. Vệ sinh ray cửa cuốn
– Cả hệ thống cửa cuốn chuyển động nhẹ nhàng, không có tiếng kêu hoặc tiếng kêu rất nhỏ phụ thuộc nhiều vào hệ thống ray dẫn hướng này. Chúng ta cần vệ sinh thân cửa cuốn định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm loại bỏ các loại gỉ sét, bụi bẩn làm ảnh hướng đến chuyển động của các tấm nan cấu thành thân cửa.
– Khi vệ sinh tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất làm sạch và dầu nhớt, mỡ bò để bôi trơn cho ray mà phải sử dụng nước sạch làm sạch và chất bôi trơn chuyên dụng dành cho cửa cuốn (chất bôi trơn chuyên dụng sẽ làm giảm tính bám bụi cũng như ăn mòn trong quá trình thân cửa chuyển động).
3. Vệ sinh Motor cửa cuốn
– Motor là một trong những phần quan trọng để đảm bảo hệ thống cửa mang đến tiện ích cho người sử dụng (được tự động 100%). Khi cửa cuốn có Motor điện, chúng ta cần chú ý không đóng mở quá 10 lần trong một kỳ vận hành bởi bộ phận này có một cảm biến nhiệt (rơle) giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm (bảo vệ cuộn dây đồng khi nhiệt độ tăng). Khi đóng mở quá nhiều lần sẽ khiến Motor điện bị nóng và rơ le nhiệt sẽ tự động ngắt nguốn điện (cần chờ nhiệt độ Motor giảm để sư dụng tiếp).
– Đối với việc vệ sinh Motor cửa cuốn chúng ta chỉ có thể vệ sinh phía vỏ bên ngoài. Sử dụng khăn các loại khăn, rẻ lau mềm ẩm không bị xù bông để thực hiện vệ sinh. Trong quá trình vệ sinh chú ý không để nước hay các mảnh kim loại, đá, cát, xi băng xâm nhập vào trong động cơ thông qua các lỗ thoát khí nhỏ. Nếu phát phát hiện những tiếng động là phát ra từ motor cần báo ngay cho các trung tâm bảo hành – sửa chữa, tuyệt đối không tự ý sửa chữa.
4. Vệ sinh hộp điều khiển
– Hộp điều khiển mà một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của hệ thống cửa cuốn. Bộ phận này chứa đựng các tấm vi xử lý điều khiển không thể thiếu quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống giống như bộ não của con người. Vì vậy khi vệ sinh hộp điều khiển chúng ta cần ngắt nguồn điện, tháo bộ lưu điện khi thực hiện lau bằng rẻ mềm khô. Khi thao tác vệ sinh tuyệt đối không được để bất kỳ hóa chất, chất lỏng, nước sạch… hay vật nào rơi vào bộ phận này kể cả cát, sỏi, đá, xi măng….
– Từ hộp điều này này có một đường điện dẫn hệ thống điều khiển bằng tay. Chú ý luôn để bộ phận này kho ráo tránh tình trạng chậm, hở điện khi cấp lại nguồn cho toàn bộ hệ thống cửa hoạt động.
5. Vệ Sinh thiết bị điều khiển cửa cuốn
– Thiết bị điều khiển cửa cuốn hay còn được gọi với một cái tên khác là điều khiển từ xa cửa cuốn. Thiết bị điều khiển cửa cuốn hoạt động nhờ một vi mạch điện tử công nghệ cao được đồng bộ hóa với các vi mạnh điều khiển trong hộp điều khiển và thiết bị được nuôi sống bằng một thỏi Pin Lithium.
Trong quá trình sử dụng, Pin trong thiết bị điều khiển cửa cuốn cửa cuốn cần được thay thế 6 đến 8 tháng 1 lần nhằm đảm bảo tính hoạt động ổn định. Thực hiện vệ sinh thiết bị điều khiển cửa cuốn khi cần thiết, tránh thiết bị này khỏi các nguồn nước hay hóa chất trong quá trình sử dụng.
6. Vệ sinh lưu điện cửa cuốn
– Các loại cửa cuốn thế hệ mới đều được đi kèm thêm bộ lưu điện để sử dụng khi cần thiết (trong trường hợp có sự cố về điện lưới). Thiết bị này cần sạc liên tục trong vòng 20h trong lần sử dụng đầu tiên. Bên cạnh đó, mỗi 2 tháng phải tiến hành xả điện một lần để nâng cao tuổi thọ cho bộ lưu điện. Khi thực hiện vệ sinh bộ lưu điện tránh làm rơi, đổ và sử dụng các loại khăn, rẻ lau mềm khô không bị xù bông vệ sinh bên ngoài. Tránh thiết bị này tiếp xúc với nước hoặc các chất oxi hóa làm hỏng vỏ bảo vệ cũng như vi mạch bên trong.